Đón nhận Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba – Lịch sử Đức Quốc Xã

Thành công

Xuất bản vào ngày 17 tháng 10 năm 1960, The Rise and Fall of the Third Reich bán được hơn 1 triệu bản bìa cứng trên lãnh thổ Hoa Kỳ,[7] hai phần ba số đó là thông qua dịch vụ trả phí định kỳ Book of the Month, cũng như một triệu bản bìa mềm. Quyển sách trở thành một bestseller[7] thắng giải National Book năm 1961 cho hạng mục sách phi hư cấu[8] và giải Carey Thomas (của tạp chí Publishers Weekly) cho thể loại phi hư cấu.[9] Năm 1962, bộ series của tạp chí Reader's Digest thu hút thêm được 12 triệu độc giả.[10][11] Trong New York Times Book Review, sử gia Hugh Trevor-Roper khen ngợi đây là "một công trình sáng giá về học thuật, phương pháp luận có tính khách quan, phán xét chín chắn, các kết luận là tất nhiên."[12][13] Quyển sách được dịch thành nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới,[7] bán chạy tại các nước Liên hiệp Anh, Pháp và Ý;[14][15] tại Tây Đức thì bán chạy trong vòng vài tháng song song với việc bị chỉ trích.[16]

Được giới nhà báo công nhận là một quyển sách sử hay cùng thành công và sự nổi tiếng đều khiến Shirer bất ngờ.[17][18]

Đánh giá

The Rise and Fall of the Third Reich không những bị chỉ trích gay gắt mà còn làm dấy lên các tranh cãi chính trị tại Tây Đức.[16] Phê bình gay gắt nhất đến từ những người bất đồng với khái niệm Sonderweg hay thuyết "từ Luther đến Hitler". Tại Tây Đức, Sonderweg gần như bị chối bỏ, người ta thiên về khuynh hướng rằng Đức Quốc Xã là một trường hợp chủ nghĩa toàn trị trỗi dậy tại nhiều quốc gia. Giáo sư sử học Rosenfeld khẳng định rằng quyển sách đã bị các nhà sử học Đức nhất trí lên án trong những năm 1960, được coi là nguy hiểm đến mối quan hệ giữa Tây Đức và Hoa Kỳ, có thể châm ngòi cho tư tưởng bài Đức ở Hoa Kỳ.[19]

Klaus Epstein nhận định rằng quyển sách có "bốn thất bại lớn": hiểu biết thô sơ về lịch sử Đức, thiếu cân bằng, bỏ qua những đoạn nối quan trọng, thiếu hiểu biết về chế độ toàn trị thời hiện đại, không đề cập đến các nghiên cứu mới đây về thời kỳ Đức Quốc Xã.[17]

Kết luận bài đánh giá của mình, Wiskermann nhận xét: "[quyển sách] không đủ tính học thuật và viết không đủ tốt để đáp ứng các nhu cầu học thuật cao hơn… Quá dài và cồng kềnh… Nhưng ông Shirer đã soạn ra một quyển cẩm nang… mà chắc chắn sẽ có ích."[20] Từ bài phê bình trên trang nhất của tờ New York Herald – Tribune Book Review, sử gia Gordon A. Craig của ĐH Princeton cho rằng cuốn sách quá dày và "thiếu cân bằng".[12]

35 năm sau khi xuất bản, nhà hoạt động LGBT Peter Tatchell chỉ trích thái độ của Shirer với người đồng tính ― nhiều lần mô tả thái độ này là biến thái, kiến nghị rằng hành văn của quyển sách cần được biên tập lại và phải đề cập đến việc người đồng tính bị khủng bố tại Đức Quốc Xã. Trong hợp tuyển The Hegel Myths and Legends (1996) của triết gia Jon Stewart, quyển sách này được liệt kê là một tác phẩm đã tuyên truyền "truyền thuyết" về triết gia Georg Wilhelm Friedrich Hegel.[21]

Sử gia Richard J. Evans, tác giả của bộ The Third Reich Trilogy: "là một tác phẩm lịch sử phổ quát dễ đọc về Đức Quốc Xã", "có thành công âu cũng là có lí do". Evans cho rằng Shirer sáng tác ngoài luồng hàn lâm chính thống và rằng giới học thuật sử thời đó không biết gì về những ghi chép của Shirer.[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba – Lịch sử Đức Quốc Xã http://ww2db.com/read.php?read_id=75 http://www.history.ucsb.edu/faculty/marcuse/classe... //doi.org/10.1177%2F002200949402900104 http://lib.uneti.edu.vn/opac/DmdInfo.aspx?mnuid=14... https://nla.gov.au/anbd.aut-an35496735 https://www.allmovie.com/movie/v41503 https://www.imdb.com/title/tt0063507/ https://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9C... https://id.loc.gov/authorities/names/no2019064762 https://d-nb.info/gnd/4466691-3